0

Thời trang của các dân chơi “Sài thành” xưa

THOI-TRANG-CUA-CAC-DAN-CHOI-SAI-THANH-XUA

 

Ngược dòng thời gian về thời trang của thập niên trước

 

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, những “cậu ấm cô chiêu” Sài Gòn lớn lên trong nhung lụa luôn tạo được dấu ấn riêng biệt. Với phong cách thời trang dẫn đầu xu hướng và những thú chơi tốn kém là những đặc điểm dễ nhận thấy ở họ. Qua bài viết này hãy cùng Owl Brand khám phá văn hóa, thời trang và phong cách sống nổi bật của giới trẻ Sài Gòn từ thập niên 60 đến 90.

 

THOI-TRANG-CUA-CAC-DAN-CHOI-SAI-THANH-THAP-NIEN-TRUOC

Sự du nhập của văn hóa phương tây vào thời trang Việt Nam

 
Giai đoạn trước năm 1945 thời trang và trang phục có sự phân tầng rõ rệt, nó còn là thước đo, sự phản ánh cho các tầng lớp và giai cấp xã hội phong kiến đương thời. Trong khi y phục của vua chúa và quan lại chịu ảnh hưởng đậm nét từ triều đình phong kiến Trung Hoa, thì thường dân lại sở hữu một bảng màu trang phục phong phú, tiêu biểu là áo nâu mộc mạc, quần lụa đen giản dị, áo tứ thân duyên dáng, áo yếm kín đáo, áo dài thướt tha, cùng với những phụ kiện đặc trưng như vấn khăn mỏ quạ và nón quai thao. 

 

Bước sang thời kỳ Pháp thuộc, một làn gió mới từ phương Tây bắt đầu thổi vào phong cách ăn mặc, thể hiện qua sự ưa chuộng những chiếc váy xòe và đầm cách tân của giới nữ quý tộc, mà Hoàng hậu Nam Phương là một hình ảnh tiêu biểu.

Những thước ảnh hiếm hoi về Sài Gòn những năm của thập niên trước, đủ sức khiến nhiều người phải ngạc nhiên trước phong cách thời trang ấn tượng của cư dân nơi đây. Ngay cả những người Pháp thuộc địa này cũng không khỏi thích thú khi nhận thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng của thời trang miền Nam Việt Nam theo xu hướng phương Tây chỉ trong một thời gian ngắn.

 

Không thể phủ nhận rằng, “New Look” của Christian Dior có sức công phá vô cùng mạnh mẽ đến toàn bộ ngành công nghiệp thời trang. Nó còn là một cuộc cách mạng đầu tiên cho thời trang hiện đại. Sức ảnh hưởng của “New Look” còn lan rộng sang phần bên kia của bản đồ thế giới. Việt Nam lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp cũng có sự chuyển mạnh, hình ảnh của các “Cô ba Sài Gòn” xuất hiện trong chiếc chân váy, đầm xòe vô cùng sành điệu.

 

Cho đến thập niên “Swinging sixties”, thiếu nữ Sài Gòn xưa cũng nhanh “nổi loạn” theo kịp thời đại, có thể thật Chic trong chiếc đầm chữ A ngắn, nhưng cũng đậm chất Hippie khi thiếu nữ mặc áo dài đeo kính Wayfarer phóng vun vút trên con Vélo Solex.

Thời trang “Sài thành” ở những năm 80, 90 đã phát triển như thế nào?

 

Sau cột mốc Đổi Mới, trong các thập niên 80, 90, sự cởi mở về tư tưởng và giao thoa văn hóa đã tạo nên một bước ngoặt lớn cho thời trang Việt Nam, với sự phân hóa và phát triển mạnh mẽ. Trong khi nam giới nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới với quần tây, áo sơ mi ôm và các chi tiết ngoại cỡ, thì trang phục nữ giới vẫn bảo tồn những giá trị truyền thống, mang đậm đặc trưng của từng vùng miền, tạo nên một bức tranh thời trang đa dạng và thú vị.

Từ những năm 50 cho đến đầu những năm 2000, Sài Gòn mình trải qua bao nhiêu là thay đổi về lịch sử, văn hóa. Thế nên, thời trang của các bà, các cô ở cái “Hòn ngọc Viễn Đông” này cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, có những “cú chuyển mình” mạnh mẽ.

 

Nếu như ở bên kia bán cầu, “Le Smoking” của Yves Saint Laurent đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thời trang, giải phóng phụ nữ khỏi những quy tắc gò bó. Trái lại, phụ nữ Sài Gòn đã thể hiện một sự hội nhập đáng chú ý khi không hề ngần ngại thử nghiệm và yêu thích “Le Smoking”. Với tinh thần cởi mở và khát khao đón nhận cái mới, họ luôn nhanh chóng cập nhật những xu hướng đang làm mưa làm gió tại châu Âu.

Từ thần thái – phong cách – sự tự tin của các “cậu ấm, cô chiêu” đều toát ra nét phóng khoáng trong những bộ trang phục thời thượng và đậm tinh thần “mode”. Với tư duy thời trang đã cởi mở, không ngại đổi mới hình ảnh về Sài Gòn “sành” mặc đã truyền lại cho con cháu những tinh hoa văn hoá thời trang “vượt thời gian”.

 

Dòng chảy lịch sử qua nhiều thế kỷ đã hun đúc nên ở người dân Sài Gòn một tư duy sống động, linh hoạt và đậm chất tự do. Trong bối cảnh thời trang Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX có sự phát triển vượt bậc, miền Nam đã thể hiện rõ sự khác biệt. 

 

Tinh thần cởi mở và khả năng tiếp nhận nhanh chóng những ảnh hưởng từ Tây Âu, sau đó bản địa hóa một cách sáng tạo, đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt trong mọi khía cạnh đời sống, từ phong tục tập quán đến kinh tế. Vượt qua những giai đoạn thăng trầm của thập niên 50 đến 70, thời trang miền Nam đã tìm được bản sắc độc đáo. Để rồi, thập niên 80 và 90 trở thành một thời kỳ rực rỡ, khắc sâu những dấu ấn khó quên.

Các bạn có thể mua các sản phẩm của nhà “Cú” tại đây !

LIÊN HỆ:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THOI-TRANG-CUA-CAC-DAN-CHOI-SAI-THANH-XUA

Thời trang của các dân chơi “Sài thành” xưa

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, những “cậu ấm cô chiêu” Sài Gòn lên trong nhung lụa luôn tạo được dấu ấn riêng biệt. Phong cách thời trang dẫn đầu xu hướng và những thú chơi tốn kém là những đặc điểm dễ nhận thấy ở họ.

AO-THUIN-CHAT-LUONG-CAN-CAC-YEU-TO-GI

Áo thun chất lượng cần các yếu tố gì ?

Không chỉ là một món đồ cơ bản trong tủ quần áo, áo thun còn là tuyên ngôn cá tính và sự thoải mái hàng ngày. Giữa vô vàn lựa chọn áo thun trên thị trường, việc tìm kiếm một sản phẩm chất lượng không phải là điều dễ dàng.

ĐÓNG
GIỎ HÀNG
0

Giỏ hàng của bạn đang trống